Startup Myanmar định hình tương lai với công nghệ VR

Hla Hla Win, một giáo viên và một doanh nhân startup công nghệ đã đưa VR vào lớp học cho biết: "Tại Myanmar, chúng tôi không có đủ khả năng để mang lại cho học sinh nhiều trải nghiệm thực tế. Nếu các em học về động vật, chúng tôi không thể đưa các em đến sở thú. 99% các bậc cha mẹ không có thời gian, tiền hoặc phương tiện di chuyển”.

Rất ít quốc gia trên thế giới trải qua sự phát hiện nhanh chóng về công nghệ VR như Myanmar, chỉ trong vài năm đã nhảy vọt lên từ thời đại analog sang thời đại kỹ thuật số.

Trong suốt những thập kỷ dưới chế độ độc tài, đã kết thúc vào năm 2011, Myanmar là một trong những quốc gia bị cô lập nhất trên thế giới, nơi mà thẻ sim điện thoại có thể có giá lên tới 3.000 USD.

Trong vòng nửa thế kỷ, các tướng lĩnh độc tài đã cắt đứt mối liên hệ với bên ngoài của toàn bộ quốc gia, hạn chế việc kinh doanh máy tính, kiểm duyệt chặt chẽ Internet và ngăn chặn sự tiếp cận của báo chí nước ngoài.

Nhưng ngày nay, các tháp điện thoại đang mọc lên trên khắp đất nước và gần 80% dân chúng có thể truy cập Internet bằng smartphone, theo nhà mạng khổng lồ Telenor.

Xây dựng các start up

Các công ty start up công nghệ đang nổi lên khắp xung quanh thành phố Yangon. Nhiều doanh nghiệp muốn cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn, phần lớn vẫn chưa được tiếp cận với đường xá hoặc điện.

Jes Kaliebe Peterson, CEO của trung tâm cộng đồng Phandeeyar nói: "Từ năm ngoái cho đến hiện nay, sự gia tăng của những hoạt động của như có nhiều start up mới hơn, có nhiều người quyết tâm trở thành doanh nhân làm việc trong ngành công nghệ hơn, là rất quan trọng”.

Thực tế ảo là công nghệ tiến bộ mới nhất gần đây tạo nên tiếng vang, khi nhiều doanh nhân khởi nghiệp đã đưa công nghệ vào các dự án như bảo tồn các đền đài cổ để định hình một tương lai mới mẻ.

Vườn ươn startup Phandeeyar làm việc với hơn 140 công ty startup. Trong số đó có 360ed, doanh nghiệp xã hội chuyên về VR của Hla Hla Win. Công ty sử dụng kính viễn vọng VR giá rẻ bằng bìa cứng kết nối với smartphone để phá vỡ những giới hạn trong lớp học tại Myanmar.

Cô đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận này năm ngoái sau 17 năm làm việc trong một hệ thống giáo dục hoàn toàn thiếu hụt kinh phí, với khao khát mang trải nghiệm thực tế đến với giáo dục.

Cô nói: "Tôi thấy đây là một thiết bị có khả năng thấu cảm, có thể đưa chúng ta đến một không gian khác ngay lập tức”.

Và không chỉ học sinh là những người duy nhất được có cơ hội đến thăm những nơi mình chỉ có thể mơ ước được đặt chân tới.

360ed đã sử dụng công nghệ thực tế ảo để giúp giáo viên Myarmanr tham dự các khoá tập huấn Nhật Bản và Phần Lan. Công ty cũng đang xúc tiến các thương vụ với nhiều trường học ở Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Bangladesh.

"Với công nghệ VR, khoảng cách hay sự chia rẽ sẽ không còn là vấn đề", Hla Hla Win nói.

(Theo Retail News Asia)

Tin khác