Phân tích: Tại sao Việt Nam là chiến trường tiếp theo cho các doanh nghiệp bia?


Carlsberg Vũng Tàu vào tháng trước đã đánh dấu sự kiện mới nhất trong chuỗi đầu tư của các nhà sản xuất bia lớn vào Việt Nam. Trong báo cáo giữa năm, Heineken phát biểu rằng thương vụ mua lại trên sẽ đáp ứng nhu cầu cho công suất lớn hơn. “Ở Việt Nam, lượng bia tiêu thụ sau một dịp Tết thành công tiếp tục tăng trưởng 2 con số vào quý thứ 2 trong năm.”, hãng bia phát biểu. “Thương hiệu bia Tiger đang thể hiện đà phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Niềm tin người tiêu dùng tăng lên cùng với sự thành công của chiến lược danh mục đầu tư và quá trình thực hiện thương mại là những nhân tố chính cho sự thành công này.”

Carlsberg cũng đề cập đến việc thoái vốn ở Vũng Tàu trong báo cáo giữa năm phát hành vào đầu tháng, mặc dù không bên nào tiết lộ giá trị giao dịch. Thương vụ này đánh dấu một trong những phương pháp của Carlsberg để đánh giá chính xác quy mô kinh doanh của mình.

Bất chấp việc thoái vốn, Carlsberg vẫn làm tốt tại Việt Nam thông qua cổ phần tại Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) . Trong một cuộc họp gần đây với các nhà phân tích, CEO Cees’t Hard nói về Việt Nam như sau: “Chúng tôi có những thành công muốn phát triển thêm.” Hart cũng lưu ý rằng kết quả ban đầu của việc ra mắt thương hiệu Tuborg vào tháng Tư đã “vượt xa mong đợi”.

Những phát triển trong nước hai tháng qua tượng trưng cho đà tăng trưởng của ngành bia tại Việt Nam. Tháng 5 năm ngoái, Anheuser - Busch InBev đã chính thức mở nhà máy tại Bình Dương. Nhà máy này có công suất sản xuất lên đến 500,000 hectolit một năm và khả năng phát triển lên đến 1 triệu hectolit.

Tháng 1 vừa qua, Hiệp hội Bia- Rượu - Nước giải khát Việt Nam đã phát biểu với báo chí rằng ngành công nghiệp bia của Việt Nam sẽ tăng sản lượng lên thêm ¼ từ đây đến năm 2020.

Tại Hội nghị Thị trường Tài chính vào tháng 5, Leo Evers, giám đốc điều hành của Heineken Việt Nam, đã cho thấy một số góc nhìn sâu sắc tại sao thị trường Việt Nam lại khiến thế giới bia hứng thú như vậy. Evers chỉ ra bộ phận lớn dân số trẻ và nền kinh tế phát triển nhanh chính là nguyên nhân. Trong số 91.7 triệu dân, 49% là dưới 30 tuổi và 34.3% là dân thành thị.

“Trong năm 2020, dân số thành thị ở Việt Nam sẽ tăng lên đến 4 triệu người, với lượng tiêu thụ bia trên đầu người cao gấp 1.6 lần so với người dân nông thôn.” Evers phát biểu. Việt Nam là thị trường đóng góp lợi nhuận lớn thứ hai. Trích dẫn số liệu thống kê của Canadean, Evers cũng chỉ ra bia chiếm 94% lương tiêu thụ đồ uống có cồn trong nước và đại diện 31% thị phần của toàn bộ thị trường nước giải khát.

“Phân khúc cao cấp đang tăng trưởng nhanh và dần trở nên quan trọng.” Evers bổ sung. Quan điểm này đã được chia sẻ bởi Carlos Britoi, ông chủ của AB InBev , người cho rằng thị trường có một "phân khúc cao cấp rất phong phú". Ông nói rằng công ty ông sẽ hỗ trợ Budweiser, Stella, Corona và Hoegaarden.

Chỉ đơn giản với lúa mạch, men bia, nước và hoa bia để sản xuất bia, rồi sau đó một bộ phận người uống thuộc tầng lớp dân số trẻ ở thành thị với niềm khao khát dành cho thương hiệu cao cấp sẽ khiến thị trường bia bùng nổ.

(Nguồn: .just-drinks.com)

Tin khác