Tại sao các nhà bán lẻ trên toàn cầu đang đặt cược vào thời trang Hồi giáo?
Muslim Chic’ Hồi giáo hiện đang là một trong những xu hướng lớn nhất trong ngành công nghiệp thời trang, khi nhiều tên tuổi lớn như Mango, Tommy Hilfiger và Dolce&Gabbana đều cho ra mắt những bộ sưu tập đặc biệt cho tháng ăn chay Ramadan của đạo Hồi.
Theo Mariam Sobn, người thành lập Hijab Trendz, blog và kênh Youtube về thời trang Hồi giáo, chỉ riêng ở Mỹ, thị trường tiêu dùng Hồi giáo đã trị giá 170 tỉ đô la Mỹ.
Theo hãng thông tấn CCTV, dân số Hồi giáo được dự đoán sẽ tăng ở ở tỷ lệ nhanh gấp 2 lần so với tỷ lệ tăng trưởng của dân số thế giới, có nghĩa một phần ba dân số thế giới sẽ là người Hồi giáo vào năm 2050.
Vào tháng 5, Thổ Nhĩ Kì đã tổ chức Tuần lễ Thời trang Hồi giáo Quốc tế với sự tham gia của các nhà thiết kế đến từ Thổ Nhĩ Kì, Malaysia, Indonesia, Anh, Bỉ và cả Thụy Điển. Trong khi đó, theo Channel News Asia, Indonesia muốn biến mình thành trung tâm thời trang Hồi giáo của khu vực trong năm 2020. Hiệp hội thời trang Indonesia và Bộ Thương mại Indonesia khởi đầu bằng cách tổ chức lễ khai trương Lễ hội Thời trang Hồi giáo (MUFFest) vào tháng 5 vừa qua, trùng với tháng ăn chay Ramadan, dịp mà sức mua của người tiêu dùng tăng cao.
Turuna Kusmayadim, thành viên ban cố vấn của Indonesian Fashion Chamber cho biết, “Trong tháng Ramadan, người dân tiêu nhiều tiền vào quần áo. Do họ tin rằng vào dịp Hari Raya, một trong những lễ lớn nhất của đạo Hồi, bạn phải mới, không chỉ trong tâm hồn, mà còn cả trang phục bên ngoài nữa.”
Theo dự kiến, MUFFest sẽ được tổ chức hàng năm và tăng quy mô theo từng năm. Theo báo cáo “Tình hình kinh tế Hồi giáo toàn cầu năm 2015 - 2016” của Thomson Reuters, nền thời trang của thị trường Indonesia hiện trị giá 12.7 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 5 trong những thị trường thời trang lớn nhất thế giới Hồi giáo, xếp sau Thổ Nhĩ Kì, UAE, Nigeria và Ả Rập Xê út.
(Nguồn: theo retailinasia.com)
Tin khác