Nhượng quyền thương hiệu một chiều
DN ngoại rầm rộ nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam, còn DN nội chưa sang được nước láng giềng.
Trên 120 thương hiệu nổi tiếng thế giới đã được nhượng quyền thương hiệu để kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có những cái tên nổi tiếng như Starbucks, McDonald’s, Burger King, Lotteria, Jollibee...
Riêng DN Việt Nam, việc nhượng quyền thương hiệu ra nước ngoài đang như “tờ giấy trắng”. Bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch HĐQT Công ty Retail & Franchise Asia - DN chuyên tư vấn, đầu tư, cung cấp giải pháp cho ngành bán lẻ và nhượng quyền thương hiệu cho biết như vậy tại Triển lãm Nhượng quyền thương hiệu và bán lẻ, được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh vừa qua.
Cửa hàng Starbuck đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh
Theo bà Vân, việc Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, gỡ bỏ các rào cản pháp lý nhiều lĩnh vực khiến ngày càng nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài sử dụng hình thức nhượng quyền để thâm nhập thị trường Việt Nam. Xu hướng chung của nhượng quyền ở châu Á thuộc các lĩnh vực thực phẩm, thời trang, sức khỏe, giáo dục và bán lẻ. Tại Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, thị trường nhượng quyền cũng khá sôi động, nhất là trong ngành thực phẩm và đồ uống.
Đối với người tiêu dùng trong nước, sự có mặt của các thương hiệu nước ngoài mở ra cơ hội tiếp cận hàng hóa, dịch vụ đa dạng, có nhiều sự lựa chọn. DN trong nước cũng có điều kiện tham gia chuỗi cung ứng cho nhiều tập đoàn, không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực. Bà Vân lưu ý thêm, cũng đã đến lúc DN trong nước nghĩ đến việc mở rộng thị trường thông qua nhượng quyền thương hiệu, trước mắt là ở thị trường ASEAN.
Thị trường khu vực hiện chiếm 10% dân số thế giới, với khoảng 700 triệu dân. Trong đó, ba quốc gia đông dân số nhất là Indonesia, Philippines và Việt Nam, cũng là thị trường lớn, tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn các nước khác trong khối.
Trong mắt những tập đoàn đa quốc gia, châu Á nói chung, các quốc gia ASEAN nói riêng là điểm mở rộng kinh doanh đầy tiềm năng. Theo đó, nhượng quyền thương hiệu là bước khả thi tiếp cận thị trường.
Với các nước trong khối như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… DN của họ đã chuẩn bị tâm thế để mở rộng thị trường ra toàn khối. Từ 5 năm về trước, DN các nước này xem Việt Nam là thị trường nội địa nối dài của họ. Hình ảnh cụ thể là hiện nay, hàng Thái Lan đã vào đến tận bếp của nhiều gia đình Việt từ thành thị đến nông thôn.
Ba năm trở lại đây, bánh kẹo, nước giải khát của Malaysia đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt trong ngày Tết. Hay dễ thấy nhất là quầy bánh ngọt nướng Paparoti (thương hiệu PapaRich) của Malaysia ở các siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh...
Nhìn lại khả năng nhượng quyền thương hiệu của DN Việt Nam ra các nước khối ASEAN thì lại mới ở “con số không”. Bởi DN hiện mới dừng lại ở giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa. Mặc dù ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, thế nhưng hàng hóa Việt Nam bán trong nội khối ASEAN chủ yếu đi theo kênh phân phối truyền thống hoặc bán qua đại lý, hoàn toàn không vào được siêu thị hay có chuỗi cửa hàng riêng, hoặc chuỗi thương hiệu nhượng quyền.
Số lượng DN nội đầu tư vào hệ thống nhận diện thương hiệu, phân phối, cung cấp dịch vụ sau bán hàng chỉ đếm được trên đầu ngón tay (như Kềm Nghĩa, Phở 24...).
Trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia, các DN xem nhượng quyền thương hiệu là bài toán xây dựng giá trị thương hiệu, với giá trị vô tận. Thông qua nhượng quyền thương hiệu, DN tiếp cận và mở rộng thị trường nhanh chóng. DN Việt Nam đều biết rõ những vấn đề này, song hành động vẫn còn quá chậm so với nhiều nước trong khối ASEAN, mặc dù tiềm lực không hẳn đã thua kém.
Thanh Trà
Đăng trên thoibaoganhang.vn, ngày 13/11/2015
Trên 120 thương hiệu nổi tiếng thế giới đã được nhượng quyền thương hiệu để kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có những cái tên nổi tiếng như Starbucks, McDonald’s, Burger King, Lotteria, Jollibee...
Riêng DN Việt Nam, việc nhượng quyền thương hiệu ra nước ngoài đang như “tờ giấy trắng”. Bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch HĐQT Công ty Retail & Franchise Asia - DN chuyên tư vấn, đầu tư, cung cấp giải pháp cho ngành bán lẻ và nhượng quyền thương hiệu cho biết như vậy tại Triển lãm Nhượng quyền thương hiệu và bán lẻ, được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh vừa qua.
Theo bà Vân, việc Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, gỡ bỏ các rào cản pháp lý nhiều lĩnh vực khiến ngày càng nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài sử dụng hình thức nhượng quyền để thâm nhập thị trường Việt Nam. Xu hướng chung của nhượng quyền ở châu Á thuộc các lĩnh vực thực phẩm, thời trang, sức khỏe, giáo dục và bán lẻ. Tại Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, thị trường nhượng quyền cũng khá sôi động, nhất là trong ngành thực phẩm và đồ uống.
Đối với người tiêu dùng trong nước, sự có mặt của các thương hiệu nước ngoài mở ra cơ hội tiếp cận hàng hóa, dịch vụ đa dạng, có nhiều sự lựa chọn. DN trong nước cũng có điều kiện tham gia chuỗi cung ứng cho nhiều tập đoàn, không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực. Bà Vân lưu ý thêm, cũng đã đến lúc DN trong nước nghĩ đến việc mở rộng thị trường thông qua nhượng quyền thương hiệu, trước mắt là ở thị trường ASEAN.
Thị trường khu vực hiện chiếm 10% dân số thế giới, với khoảng 700 triệu dân. Trong đó, ba quốc gia đông dân số nhất là Indonesia, Philippines và Việt Nam, cũng là thị trường lớn, tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn các nước khác trong khối.
Trong mắt những tập đoàn đa quốc gia, châu Á nói chung, các quốc gia ASEAN nói riêng là điểm mở rộng kinh doanh đầy tiềm năng. Theo đó, nhượng quyền thương hiệu là bước khả thi tiếp cận thị trường.
Với các nước trong khối như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… DN của họ đã chuẩn bị tâm thế để mở rộng thị trường ra toàn khối. Từ 5 năm về trước, DN các nước này xem Việt Nam là thị trường nội địa nối dài của họ. Hình ảnh cụ thể là hiện nay, hàng Thái Lan đã vào đến tận bếp của nhiều gia đình Việt từ thành thị đến nông thôn.
Ba năm trở lại đây, bánh kẹo, nước giải khát của Malaysia đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt trong ngày Tết. Hay dễ thấy nhất là quầy bánh ngọt nướng Paparoti (thương hiệu PapaRich) của Malaysia ở các siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh...
Nhìn lại khả năng nhượng quyền thương hiệu của DN Việt Nam ra các nước khối ASEAN thì lại mới ở “con số không”. Bởi DN hiện mới dừng lại ở giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa. Mặc dù ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, thế nhưng hàng hóa Việt Nam bán trong nội khối ASEAN chủ yếu đi theo kênh phân phối truyền thống hoặc bán qua đại lý, hoàn toàn không vào được siêu thị hay có chuỗi cửa hàng riêng, hoặc chuỗi thương hiệu nhượng quyền.
Số lượng DN nội đầu tư vào hệ thống nhận diện thương hiệu, phân phối, cung cấp dịch vụ sau bán hàng chỉ đếm được trên đầu ngón tay (như Kềm Nghĩa, Phở 24...).
Trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia, các DN xem nhượng quyền thương hiệu là bài toán xây dựng giá trị thương hiệu, với giá trị vô tận. Thông qua nhượng quyền thương hiệu, DN tiếp cận và mở rộng thị trường nhanh chóng. DN Việt Nam đều biết rõ những vấn đề này, song hành động vẫn còn quá chậm so với nhiều nước trong khối ASEAN, mặc dù tiềm lực không hẳn đã thua kém.
Thanh Trà
Đăng trên thoibaoganhang.vn, ngày 13/11/2015
Tin khác