Nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam: chưa khởi sắc
Dù nhượng quyền thương hiệu (NQTH) xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu nhưng đến nay, thị trường này vẫn chưa thực sự “bùng nổ” bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Jollibee đang tìm đối tác để nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam
Phát triển khá nhanh
Xuất hiện trở lại Việt Nam cuối những năm 90, hoạt động NQTH đã phát triển khá nhanh, bình quân 15-20%/năm. Đến nay, Việt Nam có khoảng 140 hệ thống NQTH, doanh thu đạt hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm. Nhượng quyền chủ yếu diễn ra tại các lĩnh vực: Ẩm thực (42 thương vụ); cửa hàng thời trang (19 thương vụ); bán lẻ (15 thương vụ)...
Bà Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch HĐQT Retail & Franchise - đơn vị đại diện cho 1.000 thương hiệu nhượng quyền tại châu Á- Thái Bình Dương - nhận định: NQTH tại Việt Nam chủ yếu diễn ra ở lĩnh vực ẩm thực. Tuy nhiên, thời gian tới doanh nghiệp (DN) sẽ hướng đến lĩnh vực giáo dục, bất động sản...
“Tháng 11 này, sẽ có khoảng 40 thương hiệu chuyên về giáo dục, ẩm thực, y tế, tài chính, bất động sản… đến Việt Nam tìm kiếm nhà đầu tư. Trong đó, 90% là DN châu Âu, 10% DN châu Á. Một số thương hiệu lớn gồm: Tony Roma’s, Second Cup, Kenny Roger Roasters. Đáng chú ý, thương hiệu Archipelago International với hơn 190 khách sạn ở Đông Nam Á và Jan-Pro cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp gồm 10.000 chi nhánh nhượng quyền trên thế giới” - bà Nguyễn Phi Vân thông tin.
Hạn chế đến từ doanh nghiệp
Dù đã thu hút nhiều thương hiệu lớn tham gia song theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, NQTH ở Việt Nam chỉ ở mức độ khởi đầu. Nguyên nhân do thị trường chưa sẵn sàng, tài chính của DN mua NQTH không đảm bảo. Trên thực tế, NQTH dễ dàng thực hiện ở nước ngoài khi người mua nhượng quyền được ngân hàng cho vay tới 70% giá trị hợp đồng trong khi tại Việt Nam, DN nhận NQTH không dễ vay tiền ngân hàng. Bất cập thứ hai, người mua nhượng quyền không am hiểu và thiếu kinh nghiệm kinh doanh. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc ký kết hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.
Thời gian qua, một số thương hiệu như: KFC, Lotteria, Burger King… dù đã khá thành công trong xây dựng chuỗi bán hàng tại Việt Nam nhưng chưa sẵn sàng nhượng quyền. Những thương hiệu này chỉ có master franchise- Công ty lớn nhận NQTH chung cho cả một khu vực. Các cửa hàng phát triển trong khu vực này đều do công ty lớn đó tự mở chứ không tiếp tục nhượng quyền cho đối tác nhỏ hơn.
Do đó, Lotteria dù từng tuyên bố sẵn sàng NQTH với chi phí vào khoảng 250.000 USD nhưng tới nay, vẫn chưa có thương vụ nào thành công. Đối với Jollibee – thương hiệu cửa hàng ăn nhanh, sau 10 năm kinh doanh tại Việt Nam với 61 cửa hàng, nay mới tính đến việc tìm đối tác Việt Nam để nhượng quyền.
Theo đại diện Công ty Tư vấn franchise FT Consulting, công thức thành công của một mô hình kinh doanh chuỗi nhượng quyền cơ bản gồm: Mô hình, vị trí kinh doanh hay địa thế và sự tương đồng, tiềm lực của đối tác kinh doanh. Dù vậy, hầu hết DN Việt Nam không chú trọng đến các yếu tố trên. Dự báo, thời gian tới, NQTH vẫn tiếp tục phát triển nhưng chỉ dừng lại ở nhượng quyền độc quyền chứ chưa phát triển thành nhượng quyền thứ cấp.
Một số thương hiệu như: KFC, Lotteria, Burger King… dù đã khá thành công trong xây dựng chuỗi bán hàng tại Việt Nam nhưng chưa sẵn sàng nhượng quyền.
Thùy Dương
Đăng trên baocongthuong.com.vn, ngày 6/11/2015
Phát triển khá nhanh
Xuất hiện trở lại Việt Nam cuối những năm 90, hoạt động NQTH đã phát triển khá nhanh, bình quân 15-20%/năm. Đến nay, Việt Nam có khoảng 140 hệ thống NQTH, doanh thu đạt hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm. Nhượng quyền chủ yếu diễn ra tại các lĩnh vực: Ẩm thực (42 thương vụ); cửa hàng thời trang (19 thương vụ); bán lẻ (15 thương vụ)...
Bà Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch HĐQT Retail & Franchise - đơn vị đại diện cho 1.000 thương hiệu nhượng quyền tại châu Á- Thái Bình Dương - nhận định: NQTH tại Việt Nam chủ yếu diễn ra ở lĩnh vực ẩm thực. Tuy nhiên, thời gian tới doanh nghiệp (DN) sẽ hướng đến lĩnh vực giáo dục, bất động sản...
“Tháng 11 này, sẽ có khoảng 40 thương hiệu chuyên về giáo dục, ẩm thực, y tế, tài chính, bất động sản… đến Việt Nam tìm kiếm nhà đầu tư. Trong đó, 90% là DN châu Âu, 10% DN châu Á. Một số thương hiệu lớn gồm: Tony Roma’s, Second Cup, Kenny Roger Roasters. Đáng chú ý, thương hiệu Archipelago International với hơn 190 khách sạn ở Đông Nam Á và Jan-Pro cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp gồm 10.000 chi nhánh nhượng quyền trên thế giới” - bà Nguyễn Phi Vân thông tin.
Hạn chế đến từ doanh nghiệp
Dù đã thu hút nhiều thương hiệu lớn tham gia song theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, NQTH ở Việt Nam chỉ ở mức độ khởi đầu. Nguyên nhân do thị trường chưa sẵn sàng, tài chính của DN mua NQTH không đảm bảo. Trên thực tế, NQTH dễ dàng thực hiện ở nước ngoài khi người mua nhượng quyền được ngân hàng cho vay tới 70% giá trị hợp đồng trong khi tại Việt Nam, DN nhận NQTH không dễ vay tiền ngân hàng. Bất cập thứ hai, người mua nhượng quyền không am hiểu và thiếu kinh nghiệm kinh doanh. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc ký kết hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.
Thời gian qua, một số thương hiệu như: KFC, Lotteria, Burger King… dù đã khá thành công trong xây dựng chuỗi bán hàng tại Việt Nam nhưng chưa sẵn sàng nhượng quyền. Những thương hiệu này chỉ có master franchise- Công ty lớn nhận NQTH chung cho cả một khu vực. Các cửa hàng phát triển trong khu vực này đều do công ty lớn đó tự mở chứ không tiếp tục nhượng quyền cho đối tác nhỏ hơn.
Do đó, Lotteria dù từng tuyên bố sẵn sàng NQTH với chi phí vào khoảng 250.000 USD nhưng tới nay, vẫn chưa có thương vụ nào thành công. Đối với Jollibee – thương hiệu cửa hàng ăn nhanh, sau 10 năm kinh doanh tại Việt Nam với 61 cửa hàng, nay mới tính đến việc tìm đối tác Việt Nam để nhượng quyền.
Theo đại diện Công ty Tư vấn franchise FT Consulting, công thức thành công của một mô hình kinh doanh chuỗi nhượng quyền cơ bản gồm: Mô hình, vị trí kinh doanh hay địa thế và sự tương đồng, tiềm lực của đối tác kinh doanh. Dù vậy, hầu hết DN Việt Nam không chú trọng đến các yếu tố trên. Dự báo, thời gian tới, NQTH vẫn tiếp tục phát triển nhưng chỉ dừng lại ở nhượng quyền độc quyền chứ chưa phát triển thành nhượng quyền thứ cấp.
Một số thương hiệu như: KFC, Lotteria, Burger King… dù đã khá thành công trong xây dựng chuỗi bán hàng tại Việt Nam nhưng chưa sẵn sàng nhượng quyền.
Thùy Dương
Đăng trên baocongthuong.com.vn, ngày 6/11/2015
Tin khác