Thực phẩm có thể được mô tả theo nhiều cách khác nhau, nhưng một vài từ trên nhãn sản phẩm có thể tạo ra hoặc phá vỡ một doanh nghiệp. Khi nói đến thực phẩm không có sản phẩm động vật, các doanh nghiệp thường mô tả bằng những từ ngữ như dựa trên thực vật, thuần chay, không chứa thịt, không có thịt. Ví dụ thương hiệu bơ và pho mai không chứa sữa Miyoko’s, nhãn trên sản phẩm là ‘thuần chay’, trong khi đó công ty đối thủ JUST không ghi bất cứ điều gì phía trước ‘mayo thực vật’ ngoại trừ ‘không có trứng’. Một số thương hiệu đã lựa chọn chính sách ghi nhãn nhất quán như hãng Gardein, nhãn mác của một số sản phẩm thương hiệu này là ‘không thịt’, mặc dù một số sản phẩm khác cũng không hề có thịt.
Có những lý do thực tế khi chọn lựa một số thực phẩm có nhãn hiệu thuần chay rõ ràng. Ví dụ, việc ghi rõ ràng trên nhãn sẽ giúp những người bị dị ứng dễ dàng chọn lựa thực phẩm an toàn cho họ. Nhưng cũng có một sự khác biệt lớn giữa việc liệt kê các chất gây dị ứng theo yêu cầu của phấp luật và việc dán dãn thực phẩm chay hay thực phẩm thực vật vì mục đích tiếp thị.
Một khuyến khích không nên ghi nhãn quá nhiều thành phần ‘không có’ trong sản phẩm để tránh việc người tiêu dùng cho rằng sản phẩm thiếu hương vị. Một nghiên cứu của Đại học Stanford đã phát hiện ra rằng, nhiều người ăn rau và cho rằng họ thích thú việc ăn rau hơn khi điều đó được mô tả bằng cách sử dụng ngôn ngữ thú vị hơn thay vì dùng từ "lành mạnh". Và từ "thuần chay" có thể còn gây nhiều tranh cãi hơn nữa.
Giám đốc điều hành của Viện thực phẩm tốt cho sức khỏe, Bruce Friedrich gần đây đã khuyên không nên sử dụng từ "thuần chay" trên nhãn thực phẩm vì điều đó rõ ràng rằng sản phẩm đó có nghĩa chỉ dành cho khách hàng thuần chay. Thay vào đó, ông khuyên nên tập trung vào lợi ích và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm đó đối với sức khỏe như hàm lượng protein. Trong tất cả các mô tả về sản phẩm không có thịt, ông khuyến nghị nên dùng từ sản phẩm "dựa trên thực vật", ông cho rằng từ ngữ như vậy có sức hấp dẫn hơn.
Người đồng sáng lập Sweet Earth Enlightened Food, công ty này vừa được Nestlé mua lại, bà Kelly Swette dường như đồng ý với đánh giá của Friedrich, bà nói với CNBC về sự tự hào của protein thực vật trong bánh kẹp Burger. "Mặc dù chúng tôi thường tuyên bố 'thuần chay' đối với thực phẩm của chúng tôi ở góc trên bên phải của nhãn thực phẩm vì chúng tôi muốn làm rõ rằng sản phẩm này dành cả cho những người muốn thử nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứ không phải miêu tả về một nhóm thực phẩm riêng biệt”.
Một nghiên cứu về nhận thức về nhãn hiệu của khách hàng đã ủng hộ cho quan điểm này. Các nhà nghiên cứu từ Trường Kinh tế Luân Đôn đã tạo ra bốn phiên bản khác nhau của một thực đơn có tám món chính, trong đó hai món dựa trên thực vật. 750 người có chế độ ăn kiêng bao gồm thịt và / hoặc cá, mỗi người nhận được một phiên bản của thực đơn một cách ngẫu nhiên và hỏi họ chọn món ăn nào theo giả thuyết.
So sánh thực đơn như sau, đối với những thực đơn liệt kê tất cả các món ăn kể cả các món thực vật cùng trên một định dạng thì có 13% số người lựa chọn món thực vật. Đối với thực đơn mà các món thực vật được để sau cùng trong phần ‘ăn chay’ thì chỉ có 6% số người lựa chọn món ăn thực vật.
Nghiên cứu từ Viện tài nguyên thế giới đã kết luận rằng, từ ngữ như ‘thuần chạy’ và ‘không có thịt’ khiến khách hàng bỏ qua. ‘Thuần chay’ có thể khiến những khách hàng không theo chế độ ăn chay sẽ cảm thấy xa lạ. Nghiên cứu cũng lập luần rằng ‘thuần chay’ trong trường hợp này mang hàm ý tiêu cực vì nó khiến cho việc ăn uống trở nên chủ đạo hơn.
Chủ đề về việc ghi nhãn trên sản phẩm ngày càng xuất hiện nhiều ở các bang như Nam Dakota, Montana, Wyoming và Missouri. Các bang này đã thông qua luật hạn chế các nhãn đối với thực phẩm có chứa động vật như "thịt", "xúc xích" và "burger". Đây là một áp lực lớn để có thể thực hiện ngay lần đầu tiên mặc dù việc thay đổi thương hiệu, dán nhãn đóng gọi lại là khá phổ biến đối với các doanh nghiệp trong thị trường thuần chay hay thực vật có danh tiếng. Một thương hiệu ban đầu nếu không làm rõ rằng thực phẩm của họ là thuần chay thì họ có thể gặp nhiều khó khăn hơn, nhưng nếu họ quyết định đổi thương hiệu với nhãn "thuần chay" rõ ràng thì khách hàng có thể tìm thấy một sự thay thế mà họ muốn trung thành.
Thông thường, việc ghi nhãn trên sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ sở khách hàng của thương hiệu. Các hãng cung cấp các sản phẩm thay thế thịt nhằm vào những khách hàng muốn giảm lượng thịt nạp vào cơ thể nên có thể họ nghiêng về các sản phẩm ‘dựa trên thực vật’. Trong khi một thương hiệu khác cung cấp các sản phẩm có khả năng thu hút những người ăn chay nghiêm ngặt thì họ có thể dán nhãn rõ ràng các sản phẩm của họ như vậy.
Nhưng khi chúng ta nhận thức rõ hơn và lo lắng về sự nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta khi ăn thịt được chăn nuôi sản xuất kiểu công nghiệp, cũng như ý thức về phúc lợi của động vật, thì ngày càng có nhiều người cắt giảm thịt hoặc cắt giảm các sản phẩm từ động vật. Trong tương lai gần, khi nói đến thực phẩm, nó có khả năng các nhãn bên ngoài sản phẩm sẽ trở nên ít quan trọng hơn khi chúng ta ngày càng đánh giá cao về thành phần chất lượng bên trong sản phẩm.